23/10/2019
5/5trong100 Đánh giá
Ở Huế loại bánh này được chia thành hai loại một loại được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, một loại là bánh trần sẽ không có lá gói bên ngoài Nhưng dù là bánh gói lá hay không gói lá thì điểm hấp dẫn thực khách ở đây chính là phần bột lọc trong suốt thấy được cả phần thịt tôm bên trong nhìn rất bắt mắt. Phần nhân của loại bánh này thường được làm từ các nguyên liệu như thịt heo, tôm nguyên con, khi ăn sẽ đi kèm với nước mắm chua ngọt sẽ đúng vị hơn.
Bánh bột lọc
Khác với người miền Nam, nơi mà tô bún bò Huế có vị ngọt thanh dễ chịu từ xương, người Huế họ dùng xác ruốt để chắt lấy vị cho bát bún. Chính vì thế, bát bún bò Huế truyền thống muốn chuẩn vị là phải mặn nồng, đậm đà hơn nhiều. Một điểm khác biệt giữa bún bò ở Huế với ở những vùng miền khác chính là sợi bún. Với món này, người Huế đặc biệt dùng bún gạo sợi nhỏ, hay còn gọi là bún tươi, loại bún mà bạn thường ăn khi gỏi cuốn, hoặc bún riêu, bún măng.
Bún bò Huế
Mắm sò Lăng Cô là loại mắm đặc sản Huế rất được thực khách gần xa và giới sành ăn ưa chuộng. Sự khéo léo, tỉ mỉ trong cách chọn nguyên liệu và chế biến của người dân xứ Huế đã tạo nên thương hiệu mắm sò nổi tiếng của xứ sở mộng mơ này.
Mắm Sò Lăng Cô
Mắm có màu đỏ tươi, đặc sệt và có hương vị thơm ngon rất đặc biệt không lẩn với bất kỳ loại mắm nào. Sò được lựa chọn loại có thịt chắc và thơm. Sau đó ướp với củ riềng, đậu xanh rang, muối hột và ớt bột sau đó ngâm trong vòng 15 ngày. Đến khi sò nổi lên trên mặt là đã có thể thưởng thức.
Mè xửng, hay còn gọi là kẹo mè xửng, là một trong những món ăn luôn xuất hiện trên bàn trà của người Huế. Người Huế xưa thường vừa uống trà, vừa nhâm nhi miếng mè xửng nhỏ, đây cũng là một trong những thú vui tao nhã. Thật ra, ở Huế không vội được đâu, ăn mè xửng cũng thế. Với món đặc sản Huế dinh dính này, bạn chỉ có thể được trong miệng mới có thể cảm nhận hết vị ngọt, cái dẻo và thơm mát mà chúng mang lại.
Kẹo mè xửng
Người ta thường kháo nhau rằng nem lụi là một trong những điều tuyệt vời về ẩm thực Huế. Món ăn được chế biến dân dã và đơn giản, nhưng nhờ vào sự thích đậm đà, nhiều hương vị của người Huế mà món đặc sản Huế này có hương thơm có thể khiến lòng thực khách xuyến xao.
Nem lụi Huế
Nem lụi Huế thường được ăn kèm với rau sống, thơm, khế, giá, ớt như cuộn thịt của người miền Nam. Điều khác biệt ở món ăn này chính là món nước chấm đặc biệt có tên gọi là “nước lèo”. Đảm bảo bạn ăn một lần là sẽ “thèm thuồng” mãi đến ngày về khi thử qua nem lụi Huế
Kẹo cau có hình trái cau chẻ làm 6 phần gói trong giấy kiếng. Bên ngoài kẹo màu trắng làm từ bột gạo với đường, bên trong là nước đường đông đặc có màu vàng nhạt.
Kẹo cau
Rất nhiều khách tham quan cố đô Huế đã phải dừng chân để ngắm nhìn và nếm thử một miếng kẹo cau vì thấy tò mò, lạ lẫm với “quả cau” này.
Măm tôm chua cái tên vừa quen vừa lạ, loại mắm tôm này có vị chua thanh thanh của tôm, vị ớt cay nồng, cùng với đó là rất nhiều gia vị khác đi kèm, tất cả kết hợp lại tạo thành một hương vị vô cùng độc đáo khiến ai một lần nếm thử sẽ không thể quên hương vị của nó. Không dùng để ăn bún đậu, thịt chó, như mắm tôm của miền bắc, mắm tôm chua của xứ Huế sẽ ngon hơn rất nhiều khi dùng với thịt heo luộc và cơm nóng.
Mắm Tôm Chua
Nhắc đến Cố đô và những món đặc sản Huế thì làm sao có thể bỏ qua vô vàn các loại “bánh” nơi đây, từ ngọt đến mặn, Huế đúng là thiên đường của bánh. Mở đầu danh sách này nhất định phải kể đến món bánh bèo trứ danh.
Bánh bèo
Thưởng thức bánh bèo Huế đúng nghĩa phải là bánh được làm trong từng chén nhỏ và sắp lên cái mẹt tre. Trên mặt những chiếc bánh trắng muốt ấy là màu cam đỏ của tôm chấy, màu vàng của hành phi và tóp mỡ cùng màu xanh của mỡ hành. Chan chút nước mắm ớt lên trên trước khi ăn, bạn sẽ cảm thấy như tất cả tinh hoa đất trời đều tụ lại trong chén bánh bèo Huế.
Nếu xét trong các món bánh mặn thì bánh ram ít có phần kỳ công hơn cả từ hình dáng, cách phối màu cho đến cách làm. Sự kỳ công này đến từ việc bánh ram ít, trước khi trở thành món đặc sản Huế dễ dàng ăn thử ở bất kỳ nơi đâu như ngày nay, đã từng là món ăn được các triều Vua nhà Nguyễn ưa thích.
Bánh ram ít
Tên gọi “bánh ram ít” là sự kết hợp của hai bánh: bánh ram và bánh ít. Phần viên bánh tròn màu trắng ở trên là bánh ít, phần bánh chiên ở dưới là bánh ram. Khi ăn bánh cũng là một trải nghiệm rất độc đáo. Khi cắn, đầu tiên ta cảm nhận được cái dẻo của bột nếp, sau đó là phần nhân tôm thịt đậm đà trong bánh rồi cuối cùng là cái giòn rụm của bánh ram.
Có câu nói: Nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Không ai biết chè hẻm có ở Huế từ bao giờ mà chỉ biết gọi là thế, bởi nó thường nằm sâu trong các ngõ ngách với rất nhiều loại chè khác nhau.
Chè hẻm Huế
Mỗi loại chè có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính nét đặc trưng của đặc sản xứ Huế. Chè bắp ngọt mát tinh khiết, vừa thơm vừa bùi nấu từ bắp ngô non của cồn Hến, chè hạt sen với thứ hương trầm thật lạ của giống sen hồ Tịnh Tâm – loại sen “tiến vua”.
Nếu có dịp đi du lịch Huế, ngoài việc tham quan những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, bạn đừng quên thưởng thức những món đặc sản Huế trứ danh này nhé.
Hotline tư vấn
0968178011Hoặc để lại số điện thoại cần tư vấn
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn