27/09/2019
5/5trong100 Đánh giá
Tết Nguyên đán tại Trung Quốc kéo dài từ ngày 8/12 âm lịch đến ngày 15/1 âm lịch. Tết cổ truyển Trung Hoa có nguồn gốc từ xa xưa theo truyền thuyết và tập tục liên quan đến sinh hoạt của người cổ đại.
Tết Nguyên Đán
Người dân Trung Quốc thường có những phong tục, tập quán vào ngày Tết như dán thần giữ cửa nhằm giữ cửa trừ quỷ trong năm mới, mong một năm mới bình an, nhiều may mắn đến với gia đình họ. Ngoài ra, người dân Trung Quốc còn có thói quen nấu nước bưởi để vệ sinh các dụng cụ trong gia đình, lau chùi bàn thờ, đồ cúng bằng nước lá bưởi để xua đuổi tà ma, điều đen đủi trong năm cũ đi. Cũng như ở Tết ở Việt Nam, người dân Trung Quốc cũng có phong tục lì xì đầu năm mong ước một năm mới phát tài, phát lộc.
Lễ hội thuyền rồng được diễn ra đều đặn hàng năm vào dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây là một lễ hội truyền thống rất có ý nghĩa ở Trung Quốc. Lễ hội thuyền Rồng là ngày người dân Trung Quốc cầu bình an trong cuộc sống và mong tránh xa bệnh dịch. Điểm nổi bật của ngày lễ là cuộc đua thuyền rồng trên sông. Các nhóm chèo thuyền sẽ cạnh tranh nhau quyết liệt cùng nhịp trống đập thình thịch vang dội cả khúc sông.
Lễ hội thuyền rồng
Theo sử sách thì lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ nhà thơ Khuất Nguyên – một anh hùng yêu nước của dân tộc đã nhảy sông tự sát. Ý nghĩa cuộc đua thuyền là tượng trưng cho việc cố gắng cứu vị anh hùng Khuất Nguyên. Du khách đừng bỏ lỡ cơ hội đến tham gia lễ hội đặc sắc này để hiểu rõ hơn về văn hóa Trung Hoa nhé!
Tết Nguyên Tiêu của người Trung Quốc là một trong những ngày lễ lớn của người dân Trung Quốc. Thời gian diễn ra ngày lễ này là vào ngày 15/1 hằng năm. Tết Nguyên tiêu còn được gọi là tết Nguyên Tịch hay Tết Hoa Đăng.
Tết Nguyên tiêu Trung Quốc
Sự ra đời của Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc bắt nguồn từ một truyền thuyết từ thời Hán Vũ Đế. Hai hoạt động chính của ngày lễ này là ngăm đèn lồng và ăn bánh trôi. Người ta sẽ thả thắp nến lên đèn lồng và thả trôi theo dòng nước cầu mong các linh hồn được siêu thoát và mong một năm mới gặp bình an, may mắn. Thả đèn lồng hay còn gọi là lễ hội Hoa Đăng. Bánh trôi nước thể hiện cho sự viên mãn, sung túc trong năm mới.
Lễ hội Sister’s Rice của người Miêu
Tại thị trấn Đài Giang, tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc có một bộ tộc ít người những đời sống tinh thần của họ lại khá thú vị. Trong đó lễ hội Sister’s Rice tiêu biểu cho sự thú vị và độc đáo đó. Vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hằng năm, người dân tộc Miêu sẽ tổ chức một lễ kỷ niệm cho mùa xuân tươi và tình yêu. Đây là dịp cho những cô gái, chàng trai trẻ thể hiện tình cảm của mình. Tâm điểm của ngày lễ là các cô gái sẽ được mời ăn gạo chị em (sister’s rice), nhảy múa, chơi trống và thể hiện tình cảm. Du khách có muốn một lần tham gia lễ hội đặc biệt của người Miêu này không?
Tết Trung thu của người dân Trung Quốc cũng được coi là một trong những ngày lễ lớn diễn ra vào đêm rằm ngày 15/8 hằng năm. Những tập tục truyền thống trong những ngày này là ngắm trăng, tế thần trăng, ăn bánh trung thu, thả đèn hoa đăng và giải câu đố. Các hoạt động giân gian này có ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp thanh tao, trong sáng, cầu nguyện may mắn và bình an đến với mọi người.
Tết Trung thu ở Trung Quốc
Với nền văn hóa đa dạng, hình thành từ mấy nghìn năm, những ngày lễ tại Trung Quốc chắc chắn sẽ mang đến những cảm nhận thú vị cho du khách.
Hotline tư vấn
0968178011Hoặc để lại số điện thoại cần tư vấn
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn