06/01/2020
5/5trong100 Đánh giá
Đại Nội Huế cách trung tâm thành phố khoảng 4km cũng là một trong những điểm đến thú vị nhất ở Huế. Đây là một địa điểm nằm ở bờ Bắc của dòng sông Hương nên thơ, hữu tình. Đại Nội bao gồm Tử Cẩm Thành và Hoàng Thành. Đây là trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn.
Đại nội Huế
Hoàng Thành Huế - Hoàng Thành Huế gồm nhiều khu vực như khu vực phòng vệ, khu vực cử hành đại lễ, khu vực miếu thờ,… được đặt giữa một không gian thiên nhiên đẹp hài hòa của hồ nước, vườn hoa, cầu đá, hòn đảo và cây cối xanh mát.
Cổng Ngọ Môn Huế - Cổng Ngọ Môn nhìn về phía Nam kinh thành và trông xa ra dòng sông Hương thơ mộng. Cổng Ngọ Môn có 5 cửa, trong đó cửa chính ở giữa từng là cổng dành cho vua đi, hai cổng bên dành cho quan văn, quan võ, và hai cổng bên quanh là dành cho binh lính cùng voi ngựa theo hầu.
Điện Thái Hoà - Điện Thái Hòa là một biểu trưng quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn. Nằm trong khu vực Hoàng thành, Điện Thái Hoà cùng Sân Đại Triều Nghi từng là nơi diễn ra các buổi thiết triều quan trọng của triều đình.
Điện Thái Hòa
Cung Diên Thọ - Cung Diên Thọ là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất ở Huế còn lại cho đến ngày nay. Nơi đây từng là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và các Thái Hoàng Thái Hậu.
Khi nhắc tới Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đến chùa Thiên Mụ bởi lẽ đây là một trong những điểm đến có phong cảnh đẹp nhất ở Huế. Non xanh nước biếc, phong cảnh hữu tình cùng cái vẻ yên tĩnh của thiên nhiên nơi đây sẽ khiến cho tâm hồn chúng ta trở nên thanh thản hơn.
Ngôi chùa này được chính thức xây dựng vào đời chúa Tiên – Nguyễn Hoàng năm 1601. Đến đời chúa Quốc (Nguyễn Phúc Chu), chùa Thiên Mụ được xây dựng lại với quy mô lớn hơn, đẹp hơn và khang trang hơn. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô mở rộng ngay từ thời điểm đó, chùa Thiên Mụ trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong.
Chùa Thiên Mụ
Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của Tháp Phước Duyên, một biểu tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ. Tháp cao 21m, gồm bảy tầng, được xây dựng ở phía trước chùa. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.
Chùa Thiên Mụ được đánh giá là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Huế. Chùa nằm ở tả ngạn sông Hương, trên ngọn đồi Hà Khê cách trung tâm thành phố Huế chừng 5 km về phía Tây. Nơi đây cũng từng trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả sáng tác thơ và văn.
Nếu như chùa Thiên Mụ được lấy làm nguồn cảm hứng sáng tác văn học thì sông Hương cũng được đưa vào thi ca Việt Nam. Đây là một dòng sông thơ mộng, trữ tình và là biết tượng quen thuộc không thể tách rời mỗi khi nhắc đến Huế.
Sông Hương không dài, toàn bộ dòng sông chỉ 100 km. Còn tính riêng đoạn sông chính được gọi là sông Hương chỉ dài khoảng 30 km. Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương nhẹ nhàng, chậm rãi chảy qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi ra biển.
Sông Hương
Quang cảnh đôi bờ sông, nào thành quách, phố xá, vườn cây, chùa tháp... bóng lồng mặt nước phản chiếu lung linh làm cho dòng sông đã yêu kiều lại càng nên thơ. Nhiều người nghĩ rằng sở dĩ Huế có được cái êm đềm, dịu dàng, yên tĩnh phần lớn là nhờ sông Hương, dòng sông xanh đã đem lại cho thành phố cái chất thơ trầm lắng, cái trong sáng, hài hòa của vùng đất có chiều sâu văn hiến.
Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 – 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và con mình là Bảo Đại. Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn.
Đã đến Lăng Khải Định thì không thể không ghé qua Cung Thiên Định, nơi chôn cất thi hài của vua Khải Định, là nơi có thiết kế đặc sắc nhất và có giá trị nghệ thuật nhất cho đến ngày hôm nay. Trên ba tầng nhà, bức “Cửu Long Ẩn Vân” (chín con rồng ẩn trong mây) được các nghệ nhân tài ba ghép từ sành sứ và đá hiếm nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Lăng vua Khải Định
Nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ 10 km, Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong tất cả những lăng tẩm khác. Nếu đến Huế hãy bớt chút thời gian và ghé qua đây nhé để chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo có một không hai này.
Nếu như Lăng Khải Định nổi bật với những kiến trúc độc đáo được chạm khắc tinh tế thì Lăng vua Minh Mạng bộc lộ đầy đủ cá tính của một ông vua đắc đạo, mang đậm nghệ thuật lịch sử và triết lý nhân sinh.
Lăng vua Minh Mạng
Lăng Minh Mạng là một tổng thể kiến trúc quy mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ bao gồm Cung điện, Lâu đài, Đình Tạ,.. được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Đại Hồng Môn tới chân thành của La Thành sau mộ vua. Cụ thể:
Đại Hồng Môn - Là cổng chính ra vào lăng, có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao thấp được trang trí đẹp mắt
Bi Đình - Là sân rộng nằm sau Đại Hồng Môn vớ 2 hàng tượng quan viên và voi ngựa.
Bi Đình
Khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng vua) - Mở đầu khu vực tẩm điện là Hiếu Đức Môn, điện Sùng Ân nằm ở trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu.
Lầu Minh Lâu - Đi tiếp qua ba cây cầu Trung Đạo, Tả Phụ, Hữu Bật bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Đài Sơn. Tòa nhà có hình vuông, hai tầng, tám mái. Phía sau Minh Lâu là hai vườn hoa hình chữ Thọ đối xứng qua đường Thần Đạo.
Bửu Thành (thành quanh mộ) - Hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa. Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua Hồ Tân Nguyệt có 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa trung tâm ở đồi mang tên Khai Trạch Sơn.
Vừa rồi, Vietcenter đã giới thiệu cho bạn toàn bộ những địa điểm du lịch nhất định phải đến khi đi du lịch Huế. Chúc bạn sẽ có một chuyến du lịch Huế 2020 thật vu vẻ và thú vị nhé.
Vietcenter Tourist - Công ty du lịch uy tín / Tư vấn tour - Hotline: 0968178011
Hotline tư vấn
0968178011Hoặc để lại số điện thoại cần tư vấn
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn