16/09/2019
5/5trong100 Đánh giá
Mù Cang Chải có 2 mùa khá đẹp mà bạn có thể sắp xếp thời gian để đến, những mùa khác đến Mù Cang Chải không có gì đặc sắc nhưng vẫn có thể ghé qua nếu tiện đường. Mù Cang Chải cũng là điểm trung gian trên rất nhiều hành trình phượt thú vị khác.
Khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa lúa chín, lúc này toàn bộ Mù Cang Chải sẽ vàng rực một màu lúa, thời tiết đẹp, thuận lợi để đến thăm nơi đây. Thường thời điểm phù hợp nhất là từ khoảng 15-9 đến 10/10 hàng năm, trước khoảng thời gian này thì lúa hơi xanh, sau khoảng này thì gần như đã gặt hết.
Mù Cang Chải mùa nước đổ
Khoảng tháng 5-6 là mùa đổ nước, khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu trút nước xuống những ngọn núi thì nước được dẫn từ trên núi vào các ruộng bậc thang. Nước tràn vào các thửa ruộng làm cho đất khô cằn trở nên mềm hơn và nở ra giúp bà con có thể cấy lúa. Đây cũng là thời điểm bà con bắt đầu xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Chính vì thế ở các ruộng bậc thang miền núi phía Bắc, lúa chỉ có thể trồng được một vụ. Những bậc thang loang loáng nước trong nắng chiều tạo nên một vẻ đẹp khiến cho bao du khách phải ngỡ ngàng.
Đi đến Mù Căng Chải
Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô riêng đến Mù Căng Chải, bạn có thể đi theo tuyến đường sau để đến được Mù Căng Chải.
- Qua Sơn Tây, cầu Trung Hà, Tam Nông cứ dọc bờ sông Hồng mà ngược đến cầu Văn Phú, Yên Bái.
- Cầu Thăng Long, QL2, Phúc Yên, Việt Trì, Đoan Hùng, thẳng QL70 là đến Yên Bái (dễ đi nhất, gần nhất).
- Cầu Thăng Long, Phúc Yên, Vĩnh yên, Lập Thạch, Sơn Dương, QL37, Tuyên Quang, Yên Bái.
Nếu đi bằng ô tô, hàng ngày đều có xe từ bến Mỹ Đình đi Mù Cang Chải.
Cung đường phượt Mù Canh Chải
Di chuyển, đi lại ở Mù Căng Chải
Tại Mù Cang Chải, cách đi lại thuận tiện nhất là thuê xe máy, với giá từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng mỗi ngày tùy vào thời điểm bạn tới đây. Vào mùa lễ hội, lúa chín thì giá thuê xe sẽ cao hơn 1 chút.
Ngoài ra bạn có thể dùng xe máy cá nhân hoặc ô tô riêng để đi từ Hà Nội, hoặc để xe máy lên xe khách sau đó đến nơi lấy xe và tiếp tục hành trình.
Nếu tới Mù Cang Chải vào những thời gian cao điểm (như tuần văn hóa lễ hội ruộng bậc thang) thì gần như rất khó khăn để có thể đặt phòng bởi số lượng khách sạn nhà nghỉ ở Mù Cang Chải không nhiều, nếu bạn chỉ định ở Mù Cang Chải 1 ngày hoặc Mù Cang Chải chỉ là 1 điểm trong hành trình của bạn thì bạn có thể lựa chọn ngủ ở những khu vực lân cận như :Xã Tú Lệ, Thị xã Nghĩa Lộ…
Homestay ở Mù Cang Chải
Để chụp được những bức ảnh đẹp về cánh đồng Tú Lệ, các bạn nên có mặt ở đỉnh đèo Khau Phạ vào khoảng thời gian từ 7h-9h sáng (sau thời điểm này trời vẫn có thể có nắng nhưng sẽ mù, không được quang). Muốn thực hiện điều này các bạn nên ngủ tại Tú Lệ hoặc đi thêm 7km nữa lên đèo Khau Phạ, trên đây có một hệ thống Nhà hàng – Nhà nghỉ với khoảng 20 phòng phục vụ du khách, từ đây chỉ mất khoảng 15 phút nữa là lên tới đỉnh đèo.
Thị Trấn Tú Lệ: Được xem là địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi du lịch Mù Cang Chải, tới đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cánh đồng bậc thang trải dài màu vàng chen màu xanh tuyệt đẹp. Khi tới đây bạn có thể đi thăm bản Lìm Thái, Lìm Mông cách đó khoảng 3km và ngắm những ngôi nhà sàn hai bên đường.
Tú Lệ
Đèo Khau Phạ: Là một trong tứ đại đỉnh đèo ở miền Bắc và là đèo dài nhất với độ cao trên 40km. Trên đèo Khau Phạ thường xuyên có mây bao phủ đến tận trời. Đèo uốn lượng ngoằn ngoèo quanh những dãy núi điệp trùng, xe kẽ giữa rừng đại ngàn.
Đèo Khau Phạ
Ruộng bậc thang La Pán Tẩn: Là nơi có nhiều ruộng bậc thang nhất ở Mù Cang Chải với 700 ha ruộng bậc thang. Với những ruộng bậc thang xếp tầng, xếp lớp trải rộng khắp quả đồi, đặc biệt ở đây có những ruộng mâm xôi vàng rất nổi tiếng vả thu hút du khách tham quan, chụp ảnh.
Ruộng bậc thang La Pán Tẩn
Bản Lìm Mông: xã Cao Pạ, huyện Mù Cang Chải -Yên Bái từ bao đời nay vẫn ẩn mình trong mây. Xưa nay, dân xê dịch vẫn thường rỉ tai nhau tứ đại hiểm địa Tây Bắc bởi độ khó hiểm trở của đường đi và cả bởi đó cũng là nơi… tận cùng, và Lìm Mông là một trong số ấy, đầy hấp lực đầy mời gọi và cũng đầy thách thức.
Bản Lìm Mông
Thác Pú Nhu: Nằm ở bản Pú Nhu, thuộc xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải cách trung tâm huyện Mù Cang Chải chừng 10km về phía Tây. Được bắt nguồn từ các con suối trên các cánh rừng đầu nguồn từ Than Uyên (Lào Cai) đổ về, thác có độ cao cột nước khoảng 20m được chia thành nhiều bậc.
Thác Phú Nhu
Thác Mơ: nằm giữa hai ngọn đồi Nả Háng A và Nả Háng B thuộc địa phận xã Mồ Dề (Mù Căng Chải, Yên Bái).Trong hành trình chinh phục thác Mơ có 7 điểm ấn tượng để bạn dừng chân, thưởng ngoạn.
Thác Mơ
Từ quốc lộ 32, đi bộ khoảng 30′ vào đến chân thác, tiếp tục từ đây bạn sẽ tới điểm thác một tầng nơi dòng nước chảy theo hình xoắn ốc. Để đến được điểm thác 4 tầng tiếp theo bạn cần tiếp tục đi bộ ngược dòng thác, đây cũng là nơi ấn tượng nhất để bạn có thể lưu lại những hình ảnh tuyệt đẹp về Thác Mơ.
Đèo Lũng Lô: mạn phía Yên Bái tiếp giáp Sơn La cũng trong cảnh tương tự như vậy. Con đèo dài 15 km này nằm trên quốc lộ 37, trong thời kì chống Pháp là một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên. Kể từ đó cho đến nay, con đường dần bị rơi vào quên lãng, nhất là khi đèo Khế nối Yên Bái với Sơn La được mở.
Đèo Lũng Lô
Ngoài ra khi đến đây bạn có thể vào thăm các bản làng dân tộc, khám phá văn hóa cũng như những phong tục đặc sắc nơi vùng cao Tây Bắc, tìm hiểu đời sống của người dân và hòa chung niềm vui ngày mùa nơi đây.
Bên cạnh những thắng cảnh đẹp như tranh vẽ làm say mê lòng người từ cái nhìn đầu tiên thì những đặc sản mang đậm chất địa phương lại là nhân tố đặc biệt giúp Mù Căng Chải níu chân du khách
Cốm Tú Lệ: Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) từ lâu đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt gạo to tròn, trắng trong. Thứ nếp này khi được đồ thành xôi thì có vị dẻo thơm đặc biệt, còn khi chế biến thành cốm thì lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát.
Cốm Tú Lệ
Nhộng ong rừng: Món nhộng ong xào mùng thơm ngon, bắt mắt phải không quá nát, phải giữ được hình thù của nhộng ong, còn mùng phải có màu xanh nhạt, có vị thơm béo ngậy của ong, mùi thơm của gia vị, của lá chanh.
Nhộng ong xào mùng không phải mùa nào cũng có, nó chỉ được chế biến vào mùa ong rừng làm tổ và sinh sản (khoảng từ tháng 4 đến tháng 8). Vì vậy với người dân nơi đây, món ăn này còn được xem là đặc sản quý hiếm của núi rừng.
Nhộng ong rừng
Xôi ngũ sắc: là món ăn phổ biến dịp tết hoặc lễ hội của người dân vùng cao Tây Bắc, điểm độc đáo của món xôi này là việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên để nhuộm màu cho xôi. Để nấu được món này khá cầu kỳ vì thế món này không được bán phổ biến, người chỉ nấu mỗi dịp lễ, nếu bạn muốn ăn món này bạn cần đặt trước để chủ nhà chuẩn bị.
Xôi ngũ sắc
Thịt trâu, lợn gác bếp: là món ăn đặc sản của người Thái đen. Món này thường được làm từ thịt bắp của những chú trâu thả rông trên các vùng núi, đồi. Khi chế biến, người ta róc các thớ thịt ra thành từng miếng, rồi hun bằng khói của than củi được đốt từ các loại cây mọc trên núi đá.
Thịt trâu gác bếp
Qua bài viết này, hi vọng các bạn đã có thêm cho mình những kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải hữu ích cho chuyến đi săp tới của mình.
Hotline tư vấn
0968178011Hoặc để lại số điện thoại cần tư vấn
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn