02/01/2020
5/5trong100 Đánh giá
Tết nhảy của người Dao Đỏ (Lào Cai)
Diễn ra vào 1 – 2/1 âm lịch tại Xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai với mục đích thờ cúng Thần linh, tổ tiên. Lễ hội có đặc điểm: Nhảy múa (14 điệu múa), săn bắn, tắm rước các loại tượng tổ tiên. Ba dòng họ lớn là Lý, Bàn, Triệu tổ chức Tết Nhảy ở trong nhà ông trưởng họ. Nghi lễ chính là các điệu nhảy do một tốp nam nữ thanh niên thể hiện. Tết rất nhiều điệu nhảy: mở đường, bắc cầu đưa đón thần linh, chào tổ tiên, bố mẹ, mời tiên nương giáng trần, tổ sư thầy cả về dự tết… Mỗi điệu nhảy đều có những động tác diễn tả khác nhau. Sau nghi lễ nhảy múa là lễ rước và tắm tượng tổ tiên, tiếp sau đó là điệu nhảy dâng gà trống đỏ, gà trống vàng… kết thúc là điệu múa cờ.
Hội đình Tích Sơn (Vĩnh Phúc)
Diễn ra từ ngày 3/1 âm lịch, tại Phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Với mục đích thờ cúng 7 thần Lỗ Bình Sơn. Trong lễ hội có những hoatj động như: Tục, trò thi ném lợn, thi nấu cơm, thi kéo co nam, nữ. Tương truyền đầu đời Trần, 7 anh em họ Lỗ đều đã giữ chức “điển bình” trong quân đội triều đình, cùng nhau coi giữ trong động Đinh Sơn (núi Đanh) và các xã xung quanh. Tháng Chạp năm nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt. Vua Trần xuất quân đánh giặc, 7 anh em họ Lỗ theo nhà vua ra trận. Sau khi đất nước thanh bình, 7 vị trở về quê, làng Bồ Lí ngày nay. Trên đường về tới núi Đanh thì hóa. Mộ táng ở dưới chân núi. Nhân dân tưởng nhớ 7 anh em họ Lỗ lập đền thờ, trong đó đình Cả Tích Sơn là nơi thờ chính.
Hội mời Mẹ Trăng (Cao Bằng)
Lễ Hội được tổ chức vào đầu mùa xuân sau tết Nguyên Đán kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Hội chỉ mở riêng trong từng bản, hoặc có mời thêm một số người thân từ các bản lân cận cùng tham gia. Với mục đích thờ cúng Mẹ Trăng. Đây là lễ hội của dân tộc Tày mang mục đích cầu Mẹ Trăng ban điều lành, điều tốt cho dân bản, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, không bị dịch bệnh. Mọi nhà trong bản đều nô nức tham gia lễ hội bắt đầu bằng lễ dâng hoa rồi đến “lượn hai” (ca hát) để tiễn hồn đoàn người trần gian lên cung trăng đón mời Mẹ Trăng xuống đất. Không khí hội như trộn lẫn giữa thực tại và huyền ảo trong mối giao lưu tình cảm giữa người trần tục và người cõi tiên của tiết trời xuân. Trong thời gian diễn ra lễ hội có nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, đánh quay, đánh yến… Kết thúc lễ hội là lễ tiễn trăng về trời diễn ra ngoài đồng. Cuối cùng, mọi người cùng nhau dùng bữa cơm vui hội của bản làng.
Hội chợ Viếng (Nam Định)
Diễn ra 8 tháng giêng âm lịch, tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đây Là phiên chợ “Cầu May”. Sản phẩm mua và bán ở chợ rất độc đáo.Tiếng là chợ nhưng ở đây người ta không mua, bán những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống con người như gạo, thịt, quần áo, giày dép… càng không phải là các thứ hàng cao cấp, xa xỉ. Chúng đơn giản chỉ là những sản phẩm mang tính chất phục vụ sản xuất tiểu nông như cái cày, cái cuốc, cái dao, cái liềm, cái thúng, cái mủng… hoặc là một số giống cây trồng, vật nuôi như cây chanh, cây ớt, các loại cây cảnh, cây ăn trái… bạn cũng có thể tìm thấy ở đây những bộ tế khí, những chiếc lư hương bằng đồng…
Hội Xuân Gia Lạc (Thừa Thiên Huế)
Diễn ra 1 – 3/1 âm lịch, tại Xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ Định Viễn Công, hoàng tử thứ 6 con vua Gia Long. Hội vui xuân, chỉ họp trong 3 ngày Tết hàng năm.Hội đã được tổ chức từ thời Minh Mạng nhưng chỉ cho những người trong phủ, dần dần mới trở thành hội chợ vui xuân dành cho cả nhân dân. Chợ họp từ sáng mùng 1 Tết tại Gia Lạc cách trung tâm thành phố Huế 3km, về phía Vĩ Dạ. Hàng hóa phong phú, thay đổi theo từng năm, từ đồ gia dụng như chén bát, cơi trầu, ấm chén, hoa quả bánh trái đến đồ chơi trẻ em. Một số quán ăn đặc sản như heo quay, bê thui… cũng có mặt. Trong ngày hội còn diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, ca hát như hát bài chòi, bài vè, hò giã gạo, hát đối nam nữ…
Lễ cúng Cơm mới ( Lâm Đồng)
Diễn ra trùng với tết Nguyên Đán của người Việt, Tại phường B’Lao, thị xã Bảo Lộc, nhằm tưởng nhớ Giàng. Đây Là lễ cầu mưa thuận gió hòa, ngăn thú rừng không cho chúng phá nương, phá rẫy.Lễ cúng cơm mới là một trong những lễ hội truyền thống của người Mạ, Cơ Ho tại phường B’Lao, thị xã Bảo Lộc. Ngày lễ này gần như trùng với tết Nguyên Đán của người Việt. Họ làm lễ để cầu mưa thuận gió hòa, ngăn thú rừng không cho chúng phá nương, phá rẫy. Cúng lúa mới, cơm mới cũng là để con cháu biết quý hạt thóc, hạt gạo. Lễ cúng gồm có: gạo thơm mới, ché rượu cần, gà trống giò, heo đực thiến và các loại thú rừng bẫy được.Lễ hội bắt đầu bằng việc khấn Giàng của thầy cúng, kế đến là tục vẩy rượu để chúc mọi người. Cuối cùng là uống rượu, hát tình ca, trường ca và tâm pớt (dân ca Mạ, Cơ Ho) trong tiếng cồng chiêng rộn rã. Lễ hội kéo dài suốt đêm cho đến sáng hôm sau.
Tháng 1 Âm lịch chính là thời điểm lý tưởng để bạn vui chơi, khám phá các lễ hội truyền thống. Đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu văn hóa các dân tộc thông qua các lễ hội dịp Tết Nguyên Đán này bạn nhé.
Vietcenter Tourist - Công ty du lịch uy tín / Tư vấn tour - Hotline: 0968178011
Hotline tư vấn
0968178011Hoặc để lại số điện thoại cần tư vấn
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn