23/07/2019
5/5trong100 Đánh giá
Làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận huyện Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 44km. Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”. Cho đến ngày nay, làng Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ có cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình,… với 956 ngôi nhà truyền thống. Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
làng cổ Đường Lâm
Mình đã nghe về làng cổ Đường Lâm từ khá lâu, nhưng vẫn chưa có dịp đến thăm. Hè vừa rồi quyết tâm rủ rê mấy đứa bạn đi tham quan cho biết. Phải nói cực kỳ vui khi ghé đến nơi đây, một nơi cổ kính có nhiều di tích đáng để khám khá.
Chiều chỗ chụp hình sống ảo khá thú vị, hy vọng đây sẽ là điểm tham quan cuối tuần tuyệt vời cho các bạn.
Chúng mình đi xe máy từ trung tâm thành phố theo hướng đi Đại lộ Thăng Long, đến ngã ba Hòa Lạc rẽ phải theo đường 21, qua Sơn Lộc đến ngã tư giao nhau với đường 32, từ đây có biển chỉ dẫn rẽ vào Làng cổ Đường Lâm.
Các bạn cũng có thể đi xe bus đến Đường Lâm bằng các tuyến xe sau:
-Từ bến xe Mỹ Đình đến bến xe Sơn Tây các bạn đi xe bus tuyến số 71.
-Đi từ bến Kim Mã đến bến xe Sơn Tây, tuyến số 70.
-Từ bến xe Hà Đông đến bến xe Sơn Tây: tuyến số 77.
Đến bến xe Sơn Tây các bạn bắt xe ôm hoặc taxi đi vào làng cổ nhé.
xe bus đi Đường Lâm
Làng cũng khá rộng nếu có thời gian nhiều thì cuốc bộ tham quan từng ngóc ngách sẽ thích hơn. Còn nếu lười bạn có thể thuê xe đạp hoặc trực tiếp đi xe máy đi cho tiện nhé.
Giá thuê xe đạp ở đây chỉ từ 30.000 – 50.000 vnd / 1 xe theo giờ và
Thuê cả ngày thì giá thuê xe khoảng 80 đến 100.000 vnd/ 1 xe.
Cổng làng Mông Phụ
Đây là cổng cổ duy nhất còn lại cho đến ngày nay ở Đường Lâm. Cổng làng được xây dựng từ thời Hậu Lê, có nét kiến trúc khác biệt so với cổng làng truyền thống, tựa như một ngôi nhà hai mái dốc, có trụ đỡ mái và đầu nóc theo kiểu “thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng). Cổng Mông Phụ cùng với cây đa, bến nước, ao sen tạo nên một khung cảnh đặc trưng của làng quê Bắc Bộ xưa.
cổng làng Mông Phụ
Đình làng Mông Phụ
Đình làng Mông Phụ được xây dựng cách gần 380 năm trên một khu đất trung tâm của làng, rộng khoảng 1800m2. Thiết kế của đình mang đậm nét kiến trúc Việt – Mường, mô phỏng kiến trúc của nhà sàn với sàn gỗ cách đất. Đình gồm hai tòa đại bá và hậu cung. Nhà đại bái được dựng bởi 48 cột gỗ, phía trên mỗi cột đều có trạm khắc nhiều hoa văn hình rồng, hình phượng.
đình làng Mông Phụ
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh
Được xây dựng từ thời vua Tự Đức để thờ phụng và ghi nhớ công trạng của Thám hoa Giang Văn Minh. Nhà thờ quay mặt về hướng Nam, có kiến trúc theo hình chữ “nhị”. Ngày nay, nhà thờ trở thành một điểm tham quan hấp dẫn với những du khách thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh
Chùa Mía ở Đường Lâm
Là lăng và đền, thờ bà chúa Mía, trong chùa có rất nhiều tượng được làm bằng đồng, gỗ hoặc đất sét, có không gian thanh tịnh.
Trong chùa còn có tòa tháp Cửu Phẩm Liên Hoa được xây dựng gần đây để thờ vọng Xá Lợi Đức Phật và cũng là ngọn bút kính thiên bổ túc và trấn giữ cho mạch văn ở làng quên Đông Sàng này.
chùa Mía
Các ngôi nhà cổ
Làng cổ Đường Lâm có 956 ngôi nhà cổ, trong đó có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1649, 1703, 1850,… Những ngôi nhà cổ này đều được làm từ các vật liệu truyền thống: đá ong, gỗ xoan, tre, gạch đất nung, ngói,… với kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian.
nhà cổ ở Đường Lâm
Giếng cổ Đường Lâm
Trước đây, giếng làng là nơi người dân lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Các giếng cổ ở đây đều được đặt ở nơi cao, thoáng mát, gần đình, chùa hoặc trung tâm của xóm.
Lăng và đền thờ Ngô Quyền
Cách đền thờ Phùng Hưng khoảng 500m là lăng Ngô Quyền. Quần thể đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên đồi Cấm, phía trước là một cánh đồng lúa rộng và vũng Hùm chảy ra sông Tích. Đền thờ gồm có nơi thờ tự, đại bái, hậu cung, nhà bia. Ở phía dưới, cách đền khoảng 100m là lăng vua Ngô xây theo hình 4 mái trên bệ cao, có tường bao quanh.
lăn và đền thờ Ngô Quyền
Đến làng cổ Đường Lâm, ạn sẽ được thưởng thức một só món ăn mang đậm chất quà quê. Người dân ở đây rất thân thiện và hiếu khách, bạn có thể hỏi chuyện họ để biết thêm được nhiều món ăn và biết thêm được nhiều điều thú vị về làng cổ đấy nhé.
Gà mía
gà mía
Trước kia đây là một món ăn quý, chỉ dùng để tiến vua hoặc dùng trong những dịp hội làng. Gà mía có chân nhỏ, lông vàng, khi luộc chín có màu trắng, da vàng và giòn. Đến du lịch Đường Lâm bạn hãy thử thưởng thức món ăn đặc sản này nhé.
Kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng
Đây là loại kẹo truyền thống được làm bằng các nguyên liệu hết sức dân dã như lạc, đường, mạch nha, vừng, bột gạo. Khi ăn kẹo dậy mùi thơm ngọt và vị bùi của vừng và lạc.
kẹo dồi
Tương
Một thứ nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn của người dân. Người ta dùng tương làm nước chấm cho rau muống luộc, thịt trâu, thịt bò, dùng để kho cá. Còn có cả món cà dầm tương, củ cải ngâm tương,…
nghề làm tương truyền thống ở Đường Lâm
7:00: xuất phát từ Hà Nội
8:30 – 9:30: tham quan Đền Và di chuyển tới Làng Cổ
9:30-11:30: tham quan Cổng làng Mông Phụ, Đình Làng Mông Phụ, các nhà cổ, nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh.
11:30: ăn trưa
13:30: tham quan Đền thờ Phùng Hưng, Ngô Quyền, chùa Mía
15:30: tham quan Thành cổ Sơn Tây
17:00: đi về Hà Nội
Hi vọng với những review du lịch chia sẻ về kinh nghiệm một ngày khám phá làng cổ Đường Lâm của mình ở trên, các bạn sẽ có thêm được những thông tin hữu ích cho chuyến đi sắp tới nhé.
Công ty du lịch uy tín - Vietcenter Tourist
Hotline: 0968.178.011
Hotline tư vấn
0968178011Hoặc để lại số điện thoại cần tư vấn
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn